Tại sao chúng ta phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
TẠI SAO PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
* Trả lời: Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long vì những lí do sau:
1. Vị trí quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
a. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất, tạo ra khối lượng lương thực, thực phẩm nhiều nhất trong cả nước.
- Diện tích 4 triệu ha.
- Chiếm trên 50% sản lượng lúa cả nước.
b. Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước và cho xuất khẩu.
- Lúa ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho nhu cầu ăn ở trong nước.
- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng và chủ yếu là gạo từ đồng bằng sông Cửu Long.
2. Khai thác có hiệu quả những thế mạnh sẵn có về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
a. Là đồng bằng châu thổ rộng nhất cả nước (4 triệu ha).
b. Thiên nhiên đa dạng, trong đó nổi lên những thế mạnh chính sau:
- Đất đai màu mỡ, trong đó đất phù sa ngọt ven sông là loại tốt nhất, chạy thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Đây là loại đất cho năng suất cây trồng cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nền khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình 25-27 độ C, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trông và vật nuôi..
- Nguồn nước phong phú với phần hạ lưu của sông Mê Công khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam phân thành 2 nhánh (Tiền Giang, Hậu Giang) rồi đổ ra biển bằng 9 cửa sông. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- Tài nguyên sông rất đặc trưng với rừng ngập mặn và rừng tràm. Rừng ngập mặn chủ yếu ở Bạc Liêu, Cà Mau, rừng tràm ở Kiên Giang, đặc biệt ở U Minh. Nguồn lợi thuỷ sản khá phong phú (tôm, cá nước ngọt, nước lợ).
- Tài nguyên biển rất phong phú, là vùng có năng suất nguyên sinh cao nhất trong cả nước.
3. Hạn chế và khắc phục những tồn tại về mặt tự nhiên.
- Mùa khô kéo dài, mùa mưa ngập úng và các tai biến thiên nhiên.
- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn với diện tích khá lớn.
- Ở một số nơi, đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
- Khoáng sản ở đồng bằng sông Cửu Long ít, không đáng kể.
4. Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên, môi trường do hậu của của chiến tranh và nhất là do sự khai thác quá mức của con người.
- Rừng đã và đang bị phá huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Các loại tài nguyên khác cũng đang bị khai thác quá mức.
Nguồn: www.kenhdaihoc.com - Trích từ Sách Hướng dẫn Ôn tập và trả lời các câu hỏi Địa Lí
Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/showthread.php?t=4097
Đăng nhận xét