Welcome to our online store

Suy nghĩ thịnh vượng để giàu có số 1 - Người giàu tin "Tôi tạo ra cuộc đời tôi"

Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.”
Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.”


Xem thêm:  Vươn tới thành công 

Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có.

Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không.

Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp nhận bỏ ra một nửa thu nhập của mình để mua vé số, và thứ hai, việc trúng số không phải là chiến lược làm giàu chủ yếu của họ.

Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công của mình, rằng bạn là người tạo ra sự khốn quẫn của bạn, và rằng bạn là người tạn nên những khó khăn xung quanh tiền bạc và thành công của bạn. Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó.

Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là “khốn khổ thân tôi”. Vậy là cầu được ước thấy, theo Qui luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự “khốn khổ”.

Hãy để ý rằng tôi nói họ chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Tôi không nói họ là những nạn nhân. Tôi không tin ai đó là nạn nhân. Tôi tin rằng người ta tự nguyện đóng vai nạn nhân bởi vì họ nghĩ điều đó đem lại cho họ cái lợi gì đó. Chúng ta sẽ thảo luận điều đó chi tiết hơn ngay sau đây.
Làm sao bạn biết khi nào thì người ta đóng vai nạn nhân? Thường thì họ sẽ để lại ba đầu mối là những dấu hiệu để nhận biết.

Bây giờ, trước khi chúng ta nói về những đầu mối đó, tôi muốn bạn hiểu rằng tôi hoàn toàn hiểu rõ không có cách cư xử nào liên quan gì với bất kỳ ai đọc cuốn sách này. Nhưng có thể, chỉ là có thể thôi, ban có thể biết ai đó có thể có gì đó liên quan. Và có thể, chỉ là có thể thôi, bạn có thể biết người đó một cách rất gẫn gũi! Dù sao, tôi cũng đề nghị bạn hết sức để ý đến chương này.

Dấu hiệu Nạn nhân số 1: Đổ lỗi
Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính, hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong “trò chơi đổ lỗi.” Đối tượng của trò chơi này là tìm xem có bao nhiêu người và hoàn cảnh để bạn có thể chĩa ngón tay vào mà không phải xem xét đến chính bản thân bạn. Ít ra, điều đó cũng làm những nạn nhân vui thích. Không may là, đó không phải là điều dễ chịu đối với bất kỳ ai khác đang không may mắn ở xung quanh họ. Bởi vì ai càng ở gần nạn nhân càng dễ dàng trở thành mục tiêu đổ lỗi của họ.

Những nạn nhân thường đổ lỗi cho nền kinh tế, họ đổ lỗi cho chính phủ, đổ lỗi cho thị trường chứng khoán, đổ lỗi cho những người môi giới, đổ lỗi cho chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ luôn luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình. Bao giờ cũng là ai đó khác hay cái gì đó khác có lỗi. Thế nhưng, vấn đề lại không nằm ở bất cứ sự việc, hiện tượng hoàn cảnh hay con người nào khác, mà là ở chính họ.

Dấu hiệu Nạn nhân số 2: Bao biện
Nếu những nạn nhân không đổ lỗi thì bạn sẽ thấy họ là người hay bao biện hoặc lý giải tình huống của mình bằng những lời như: “Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng”. Tôi chỉ muốn hỏi bạn câu này: Nếu bạn nói rằng chồng bạn hay vợ bạn, bạn trai hay bạn gái của bạn, đối tác của bạn hay bạn bè bạn không quan trọng với bạn, liệu bất cứ ai trong những người đó sẽ ở được bên bạn lâu dài không? Tôi không tin là có, và với tiền bạc cũng như vậy!

Tại một hội thảo nóng của tôi, một số người tham dự thường lên chỗ tôi và nói: “Anh biết không, Harv, tiền bạc thực sự không quan trọng đến thế”. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ và nói, “Bạn vừa bị khánh kiệt! Đúng không?” Họ thường nhìn xuống chân mình và yếu ớt trả lời bằng những gì đó như “Vâng, hiện thì tôi đang có một số thử thách tài chính, nhưng…” Tôi ngắt lời, “Không, đó không phải chỉ hiện nay, mà luôn luôn như thế; bạn luôn luôn túng quẫn hoặc gần như vậy, đúng thế và chỉ có đúng là thế, phải không?” Đến điểm đó thường họ gật đầu đồng ý và rất đáng thương trở về chỗ của họ, sẵn sàng nghe để học, vì cuối cùng họ hiểu ra rằng chỉ một niềm tin sai lầm đó của họ đã ảnh hưởng quyết định và nặng nề lên cuộc sống của họ biết bao.

Tất nhiên là họ bị phá sản. Liệu bạn có mua một chiếc xe nếu nó không thực sự quan trọng đối với bạn? Tất nhiên là không. Liệu bạn có mua một đồ vật quý giá nếu bạn khẳng định là nó không quan trọng với bạn? Tất nhiên không. Cũng như thế, nếu bạn không nghĩ tiền bạc là quan trọng, đơn giản sẽ không bao giờ bạn có chút tiền nào cả.

Bạn có thể làm lóe mắt bạn bè mình bằng quan niệm đó. Hãy hình dung bạn đang nói chuyện với người bạn và người đó bảo: “Tiền bạc không quan trọng”. Hãy đặt tay lên trán bạn/ và nhìn thẳng lên như là bạn đang nhận thông điệp từ thiên đàng, và tuyên bố: “Anh đang túng quẫn!” Điều đó sẽ làm người bạn của bạn bị sốc và hỏi lại không hoài nghi gì: “Làm sao anh biết?” Rồi bạn sẽ vặn chặt cánh tay hay bàn tay mình và trả lời, “Thế anh còn muốn biết gì nữa? Đây sẽ là năm mươi-năm mươi nhé, xin mời!”

Để tôi giải thích một cách thô sơ: Bất kỳ ai nói tiền bạc không quan trọng đều không có xu nào! Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Mặt khác, người nghèo lại xác nhận cho sự vô lý và bất lực trong tài chính của mình bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng. Họ sẽ nói, “Vâng, tiền không quan trọng như tình yêu”. Nào, sự so sánh này có mù mờ không? Cái gì quan trọng hơn, tay bạn hay chân bạn? Có thể cả hai đều quan trọng.

Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một lần nữa rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng. Mặc dù tình yêu có thể làm cho thế giới này rung chuyển, nhưng chắc chắn tình yêu không thể nào trả tiền để xây dựng nhà cửa, bệnh viện, nhà thờ, trường học hay nhà ở. Và tình yêu cũng không nuôi sống con người.

Trích: Bí quyết làm giàu của T.Hary Eker 

Related Product :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. SHOP - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger
Share template blogspot, share code